Tuesday, May 25, 2010

Sói - Mào đầu chương của Tôtem Sói

Thật ra anh hâm mộ sói từ lâu, lâu lắm rồi, từ lúc đọc chiện "Cô gái quàng khăn đỏ" với chiện "Con sói ị trong rừng".

Anh thật lòng muốn giới thiệu đến các quý bựa sự hâm mộ của anh, và cao hơn là đối tượng của sự hâm mộ đó - Ông Sói.

Tạm thời anh mượn tên Khuyển Nhung họ Khương mấy lời mào của Tôtem Sói, để bừa bãi tại bài này, mong hắn thông cẩm. Sau sẽ liệu.



Chương 2


Thuyền Vu (Hung Nô) sinh hai con gái nhan sắc tuyệt trần, người trong nước gọi là thần nữ. Thuyền Vu nói, con gái ta không thể gả cho người thường, mà phải hiến cho trời. Bèn sai dựng chòi cao phía bắc đất nước, nơi không có người, rồi đưa hai con gái đến ở để trời tự đón lên. Một năm qua đi, chỉ thấy mỗi con sói lớn ngày đêm canh gác căn chòi, đào hang mà ở không đi. Cô em nói, cha bố trí chị em mình ở đây là để trời đón, giờ thì lại là sói, hay sói là thần vật trời sai đến lấy chị em mình. Cô chị cả sợ nói, lấy đồ súc sinh này thì nhục cho cha mẹ. Người em không nghe, xuống chòi làm vợ sói, sinh con. Sau sinh sôi nảy nở thành một nước. Vậy nên, người nước này tiếng hát dài như tiếng sói tru.

- Chu thư, Nhu nhu Hung Nô đồ hướng Cao Xa liệt truyện.

Chương 3

Y Tôn, vương hiệu Cônmo. Cha Cônmo, trị vì một nước ở phía tây Hung Nô. Hung Nô giết cha Cônmo khi Cônmo mới sinh vứt ngoài đồng, được sói cho bú sữa. Thuyền Vu lấy làm lạ, cho là thần, bèn đem về nuôi, lớn lên cho cầm quân, lập nhiều chiến công...
Tư Mã Thiên, Đại Uyển liệt truyện.

Chương 4

Đột Quyết là một tộc khác Hung Nô, họ Asưna thị, có bộ lạc riêng. Sau bọ nước láng giềng giết sạch. Tộc này có người con trai mười tuổi, quân lính thấy còn bé, không nỡ giết, bèn chặt hai chân vứt trong đầm cỏ, được sói cái cho ăn thịt. Lớn lên lấy sói cái và có chửa. Vua nước đối địch nghe tin người con trai còn sống bèn cho quân truy sát. Sứ giả thấy con sói đứng bên người con trai, định giết cả sói cái. Sói cái bỏ chạy lên núi Bắc nước Xương, trên núi có hang… Sói cái ẩn trong hang, sau đó sinh 10 con trai. 10 con trai lấy vợ ra ở riêng, sau đó mỗi người một họ, tức là nước Asưna…

Chương 6

Vũ khí của Đột Quyết có cung tên, minh đích tiên bắn đi phát ra tiếng kêu gặp thương đao kiếm. Chốp cán có gắn đầu sói bằng vàng. Lính thị vệ gọi là Phụ Ly, tiếng Đột Quyết nghĩa là sói. Do sói sinh ra nên không quên gốc.
"Chu Thư. Đột Quyết"

Chương 7

"Sói xám là khẩu lệnh của quân ta!"
Ánh nắng ban mai dọi vào trường Uhu Khan, một sói đực lông xanh bờm xanh hiện ra trong nắng, dùng tiếng sói tâu lên Uhu Khan:... Thần xin dẫn đường cho Khan...
Uhu Khan nhổ trại, con sói đực lông xanh bờm xanh đi trước dãn đường, đại quân theo sau.
Sau đó, Uhu Khan gặp lại con sói lông xanh bờm xanh, sói dùng tiếng sói bảo Khan: "Lập tức lên ngựa cùng quân sĩ!" Uhu Khan lập tức lên ngựa. Sói bảo: "Dẫn theo tất cả A Khun và dân chúng, thần xin đi trước dẫn đường."
Từ đó Khan luông cùng sói xanh xuất chinh...
"Sử thi Uhu Khan".
Hàn Nho Lâm trích dẫn từ "Cùng Lô tập"


Chương 8

Đời Minh Đế nhà Đông Hán, các bộ Bạch Lang, Bàn Mộc phía tây quận Văn Sơn gồm một triệu ba mươi vạn hộ, sáu triệu nhân khẩu, tình nguyện quy thuộc nhà Hán. Họ dâng tặng nhà vua ba chương thơ có tên "Bạch Lang ca", tỏ ý "Sói chúa trắng vì ái một (nhà Hán) mà về với chính nghĩa"...
Trương Truyền Tỷ
"Trung Quốc đại sử cương" Quyển thượng.

Chương 9

Xưa, ông tổ người triều Nguyên là con trai của một cặp mà chồng là sói xám, vợ là hươu trắng, sau khi phối giống vượt sông Tăngchiso, rồi lại vượt nguồn Cannan đến trước dãy Bunhan thì ở lại, mà sinh ra, tên Bataxihan.
Trích dẫn Dư Đại Quân dịch chú "Mông Cổ bí sử"

Chương 10

Biên niên sử (bản chép tay) của người Mông Cổ chép rằng:... Người Thaiuxiuthi bắt nguồn từ Saliho Linhcon, con trai Haido Khan thực tổ Thành Cát Tư Hãn - người dẫn chú). Haido Khan có ba người con trai. Con cả tên Baxanghonhi (Ngũ tổ Thành Cát Tư Hãn), một chi của tổ tiên Thành Cát Tư Hãn bắt đầu tự ông này. Chi ấy đứng đầu là Saliho Linhcon. Anh trai là Batanghonhi chết, Salitho Linhcon lấy chị dâu làm vợ, bà này là mẹ Đonnhinai Khan (Tư tổ Thành Cát Tư Hãn), sinh hai con trai, một người tên Jiando Xichna, người kia tên Uthosan Xichna. Hai tên nêu trên có nghĩa là "sói đực" và "sói cái".. Những người thuộc chi này đều gọi là Xichnaxu (Xicha, tiếng Mông Cổ nghĩa là sói, "xu" chỉ số nhiều, tức "đàn sói".
(Ba Tư) Laxit "Sử tập. Quyển Một"

Chương 11

Anh trai chết, Saxwhailinhhu lấy chị dâu sinh hai con trai, một người tên Càndo Xichna, một người tên Uydochinh Xichna, tiếng Mông Cổ "xichna" là sói. Sử tập còn giải thích cặn kẻ là sói đực và sói cái.
Xíchnaxu chỉ số nhiều, tức đàn sói.
Hàn Nho Lâm "Thành Cát Tư Hãn thập tam dực khảo"

Chương 12

Trong giáo lệnh, Thành Cát Tư Hãn dặn dò các con phải thường xuyên đi săn, qua săn bắn mà rèn luyện tài thao lược. Người Mông Cổ khi không đánh nhau với người, nên đánh nhau với thú. Đầu đông, Mông Cổ điều động quân lính bủa vây bãi săn, Khan là người đầu tiên dẫn thê thiếp và tùy tùng tham gia, vui vì săn bắt được cầm thú không biết bao nhiêu mà kể. Thời gian sau cầm thú còn rất ít, các bô lão đến trước Khan xin tha cho chúng, để chúng sinh sôi nảy nở, dành cho những lần săn bắt sau.
(Phùng Thừa Quân dịch Đa tang Mông Cổ sử)

Chương 14

Một người Mông Cổ tên Minhuli có một đàn cừu. Một đêm sói lọt vào cắn chết quá nửa. Hôm sau, Minhuli đến vương đình kiện con sói. Khan (Nguyên Thái Tôn Uokhothai - người dẫn chú) hỏi con sói từ chỗ nào xông vào cắn đàn cừu? Đúng khi ấy đô vật Musolin bắt sống được một con sói ở ngay chỗ người kia nói, trói lại đem đến. Vương mua con sói với giá 100 soli, bảo người Mông Cổ: "Giờ giết con sói này cũng chẳng lợi gì cho nhà ngươi". Bèn cho Minhuli 1000 con cừu, nói: "Ta sẽ thả con sói này để nó kể lại câu chuyện với bạn bè và chúng sẽ đi nơi khác". Con sói được tha, dọc đường gặp lũ chó, bị xé xác, Vương cả giận, lệnh giết hết lũ chó. Khan nói với quần thần: "Ta cơ thể suy nhược, muốn cứu con vật để được trường sinh (trời) giáng phúc mà thoát nạn. Con sói không thoát khỏi lũ chó, ta cũng khó thoát khỏi hiểm nguy."
(Ba Tư) Thixu Dodinh "Sử Tập. Uokhothai ký, phần ba"
(Chu Lương Tiêu dịch chú)

Chương 15

Thành Cát Tư Hãn rất coi trọng săn bắn. Ông thường nói, săn bắn là công việc chính đáng của quân quan, rất có ích, binh sĩ được rèn luyện, người lính thì làm hết nghĩa vụ của mình. Họ được học cách truy đuổi con mồi, cách bắn hạ con mồi, cách bày trận, cách triển khai vòng vây bằng vào số người nhiều ít... Khi không có chiến trận, họ thường tổ chức săn bắn, khuyến khích binh sĩ đi săn. Mục đích không chỉ vì săn được con mồi, mà còn có thói quen săn bắn, sử dụng thành thạo cung tên và chịu đựng gian khổ.
Tifiner "Tiểu sử những kẻ chinh phục thế giới" - Quyển Thượng.

Chương 16

Thái tử Thừa Càn (con trai Đường Thái Tôn) thích gái đẹp và săn bắn... lại rất thích ngôn ngữ và trang phục Đột Quyết, chọn trong đám tả hữu những người có khuôn mặt giống Đột Quyết, năm người thành một nhóm, bện tóc mặc áo cầu chăn dê, may cờ phướn có 5 đầu sói, đắp bếp lò, Thái tử trong đó nướng cừu, dùng dao găm xẻo thịt ăn. Lại bảo tả hữu: Ta giả làm Khan (vua) chết, các ngươi tổ chức cúng bái theo nghi lễ. Bèn nằm thẳng cẳng trên mặt đất, mọi người gào khóc, dắt ngựa đi quanh... Thái tử nói: Một ngày nào đó ta có thiên hạ, dẫn vài vạn quân kỵ đi săn ở Kim Thành Tây, sau đó xõa tóc làm dân Đột Quyết...
Tư Mã Quang "Tư trị thông giám. Quyển thứ 198"

Chương 17

Họ giống con sói - Tôtem của người Hung No (Tôtem - nguyên chú)
....
Chúng ta biết Đột Quyết tổ tiên người Mông Cổ cổ đại trong truyền thuyết là một con sói. Theo "Mông Cổ bí sử", tổ thần của người Mông Cổ là con sói xanh. Theo "Ucuxu sử ký", tổ thần của người Đột Quyết là con sói xám: "một sói đực to lớn xuất hiện trong ánh sáng chói lòa."
(Pháp) Pierre Renouvin "Đế quốc thảo nguyên"

Chương 18

Giấc mộng thống trị toàn chấu Á của hai triều Hán Đương đã được Hốt Tất Liệt và Thiết Mộc Nhĩ Hoàn Dịch Đốc - Hoàng đế triều thế kỷ XIII - XIV vì lợi ích của Trung Quốc cổ xưa, thực hiện, biến Bắc Kinh thành thủ đô mẫu quốc Nga La Tư, Tueckixtan, Ba Tư, Tiểu Á, Cao Ly, Tây Tạng, Đông Dương.
....
Một chủng tộc thống trị người khác, một dân tộc dựng nên đế quốc, không nhiều. Người Đột Quyết - Mông Cổ có thể sánh vai với người La Mã.
(Pháp) Pierre Renouvin "Đế quốc thảo nguyên"


Chương 19

Thượng hoàng (Hán Vũ Đế - người dẫn chú) xuống chiếu viết rằng: "... Người Hung Nô thường nói: Hán cực mạnh nhưng không chịu được đói khát, mất một sói, đuổi ngàn cừu. Vậy là hai lần đem quân đánh đều thua, quân sĩ tan tác, Trẫm rất đau lòng."
Tư Mã Quang "Tư trị thông giám Hán Thế Tôn Hiếu Vũ Hoàng Đế hạ chi hạ"

Chương 20

Các kỵ sĩ của cha ta anh dũng như sói,
mà kẻ thù của họ thì dát như cừu.
"Khuyết đặc lặc bi văn" dẫn từ (Pháp)
Pierre Renouvin "đế quốc thảo nguyên"


Chương 21

Thác Bạt Thọ( Nguỵ Thái Vũ đế- người dân chủ) năm 429 quyết định đẩy lùi sự xâm nhập của bộ lạc Nho Nho người Mông Cổ. Một số cố vân của nhà vua dự báo: Nam triều (Nam Kinh) đế quốc người Hán có thể nhân dịp này đem quân kiềm chế. Thác Bạt Thọ trả lời đơn giản: “Người Hán dùng bộ binh, ta dung kỵ binh, trâu bò làm sao chống nổi sói.”
(Pháp) Pierre Renouvin “Đế quốc thảo nguyên”

Chương 22

Tộc Mãn và Thần Sói Đen được một số saman Đacachi, Ơlônxun, Ngạc Ông Khắc sùng bái. Thần Sói Đen dũng cảm vô địch, coi cái ác như kẻ thù, là hộ thần và trợ thủ của saman trong trừ hung diệt bạo. Hễ những ai gặp ma quái hung tợn, gian giảo, đêm đêm làm điều ác, đều nhờ Thần Sói Đen dùng mưu nuốt chửng trong bóng tối. Thần Sói Đen là sói điên, nhưng cũng là sát thủ cũng những ác ma.
- Phúc Dục Quang “Saman luận”

Chương 23

Đồng Trọng Thư trả lời: “… Tần không như vậy, cầm quân theo phép tắc của Thân, Thương, hành pháp theo thuyết Tào Phi, không thích vương dạo, lối sống tham như sói…”
- Tư Mã Quang “Tư trị thông giám.
Hán Thế Tôn Hiếu Vũ Hoàng Đế thượng chi thượng”

Chương 24

Tần Mục Công… diệt 12 Nhung quốc, mở rộng đất đai nghìn dặm, trở thành bá chủ Tây Nhung. Sau khi Tây Chu bị diệt, đất cũ Tây Chu là nơi tạp cư của các tộc Nhung Địch… Văn hoá Tây Chu bị tục lệ Nhung Địch và văn hoá Thương xoá sổ. Tần áp dụng chế độ (bao gồm em kế vị anh) và văn hoá lạc hậu này, tuy đã trở thành nước lớn phía tây, nhưng bị các chư hầu Hoa Hạ coi là nước Nhung Địch, không cho dự minh ước.
- Phạm Văn Lan “Trung Quốc thông sử giản biên. Đệ nhất biên”

Chương 25

Nước Tần vốn là khu vực du mục của Nhung Địch, Thành vương phong người em cùng mẹ Thúc Ngu làm Đường hầu, lấy luật lệ Nhung làm cơ sở (Tả truyện Định công năm thứ tư), có nghĩa là căn cứ vào cách làm của Nhung Đich mà phân phối đất chăn thả, không như Lỗ Vệ tại khu vực nông nghiệp, căn cứ vào phép tắc nhà Chu mà phân phối đất cày. Thúc Ngu thay đổi quyết định của cha, đổi tên nước là Tấn.
- Phạm Văn Lan “Trung Quốc thông sử giản biên” đệ nhất biên

Chương 26

Thần Quang nói rằng:… Vũ Đế (Hán Vũ Đế) thích thu phục tứ di, nên kẻ sĩ dũng cảm không sợ chết đầy triều, mở rộng đất dai, tất thảy như ý…

Thần Quang nói rằng: Hiểu Vũ (Hán Vũ Đế)… không khác Tần Thuỷ Hoàng là mấy.
- Tư Mã Quang “Tư trị thông giám. Hán Thế Tổn Hiếu Vũ Hoàng Đế hạ chi hạ”

Chương 27

Lý Bạch mang dòng máu Đột Quyết trong người, có thể chứng thực điều này qua tên của con trai con gái ông. Con trai ông tên “Tần Lê”. Hán ngữ không giải thích được từ này nghĩa là gì. Thực ra, đây là dịch âm tiếng Đột Quyết, có nghĩa là “sói”. Sói là tôtem của người Đột Quyết, đặt tên “Tần Lê” cũng như người Hán đặt tên là “Long” (Rồng). Con gái Lý Bạch tên là “Minh nguyệt nô”. Hiện nay tộc Duy Ngô Nhi nhiều cô gái tên “A Y Nô Nhi”, “A Y” nghĩa là vắng trăng, “Nô Nhi” nghĩa là ánh sáng, nguyệt là dịch ý, nô là dịch âm. Còn như cặp mắt Lý Bạch chính là đặc trưng mắt người Đột Quyết…
- Mạnh Trì Bắc “Văn hoá thảo nguyên và lịch sử nhân loại”

Chương 28

Thế Dân (Đường Thái Tôn - người dẫn chú) từ khi khởi binh đến nay, trải qua mười trận đánh luôn dẫn đầu quân sĩ thúc ngựa vào sâu trong lòng địch, bao hiểm nguy mà không một lần bị thương vì cung tên.
...
... Thế Dân tự tay giết mấy chục người, hai đao đều sứt mẻ, máu đầy tay áo, hong khô đánh tiếp. Binh sĩ lại hăng hái tiến lên.
...
Hoàng thượng (Đường Thái Tôn - người dẫn chú) nói: "... đạo dùng binh, thấy lợi phải tiến nhanh, thấy bất lợi phải rút nhanh."
Tư Mã Quang "Tư trị thông giám, Quyển 190"
Như trên. Quyển 184"
Như trên. Quyển 196"

Chương 29

Trong dòng máu chúng ta, nhất là trong dòng máu quân chủ và quý tộc, đều tiềm ẩn tinh thần du mục, hẳn nhiên nó chiếm một phần quan trọng trong khí chất lớp người kế tục, chúng ta phải coi tinh thần gấp rút mở rộng đất đai là thuộc về khí chất này, nó hối thúc các quốc gia hễ có điều kiện là mở rộng cương vực và mở rộng quyền lợi của họ đến tận chân trời góc biển.
- (Anh Herbert). Well “Thế giới sử cương”

Chương 30

Năm 404, Nguỵ Văn Đế soái lĩnh quý tộc, văn bõ bá quan, 20 vạn lính Tiên Ti, từ Bình Thành dời đô về Lạc Dương. Những người này cùng với gia thuộc không dưới một triệu người.

Thời kỳ Tuỳ Đường, tộc Hán cư trú lưu vực Hoàng Hà, thực tế là tộc Hán được hình thành từ sự pha trộn giữa các tộc lạc hậu phương bắc và tây bắc với tộc Hán từ thời Mười Sáu nước.
Phạm Văn Lan “Trung Quốc thông sử giản biên”. Đệ nhị biên

Chu tử ngữ loại 116 lịch đại loại 3, chép: Đường xuất xứ từ Di Dịch, vậy nên không lấy làm lạ khi có chuyện loạn luân chốn phòng the.
Trần Tân Lạc “Đường đại chính trị sử thuật luận cảo”

Chương 31
Lý Uyên xuất thân quý tộc, mẹ là con gái Độc Cô, chị em với Hoàng hậu Tuỳ Văn Đế.
Trương Truyền Tỉ “Trung Quốc cổ đại sử cương”

Nếu như bàn về mẫu hê, người sáng lập và là quân chủ thời kỳ đầu nhà Đường như Cao Tổ (Đường Cao Tổ Lý Uyên - người dẫn chú), mẹ là Độc cô thị, Đường Thái Tôn (Đường Thái Tôn Lý Thế Dân- người dẫn chú), mẹ là Đậu Thị, tức Hột Đậu Lăng Thị, Cao Tôn (Đường Cao Tôn Lý Trị), mẹ là Trường Tôn Thị, đều loài Hồ, không phải tộc Hán. Do vậy hoàng thất Lý Đường có sự pha trộn, con cháu của tộc Hồ
Trần Tân Lạc “Đường đại chính trị sử thuật luận cương”

Chương 32

Người + thú tính = người Tây… Tất nhiên không cần nhắc lại thú tính ấy không thấy trên bộ mặt người Trung Quốc, nó vốn không có hay đã biến mất. Vậy dần chỉ còn lại nhân tính, hay chẳng qua là chỉ biết vâng lời. Bò rừng trở thành bò nhà, lợn rừng thành lợn nhà, sói trở thành chó, mất đi tính hoang dã, nhưng chỉ đủ cho người thích, bản thân không tốt đẹp gì. Người là người, đừng kèm thêm cái gì khác, đương nhiên là quá tốt. Nếu như bất đắc dĩ, tôi cho rằng nên có chút thú tính, nếu hợp với công thức dưới đây thì không vui lắm: Người + tính gia súc = loại người nào đó.
Lỗ Tấn “Nhi kỷ tập. Lược luận Trung Quốc nhân chi kiểm”

Chương 34

Trong khoảng thời gian dài, tất cả những nền văn minh đều nảy sinh và phát triển trên đường lối chính thể quân chủ, tức là đường lối chính thể quân chủ chuyên chế. Từ mỗi quân chủ và triều đại, ta thấy gần như có một quá trình tất nhiên, tức từ thịnh trị đi tới xa hoa, lười biếng và suy thoái, cuối cùng bị một gia hệ đầy sức sống đến từ sa mạc hoặc thảo nguyên khuất phục.
******
Chúng tôi thấy tất cả dân du mục dù là người Nôtikhơ, người Sanlaithơ hoặc người Môngôlia, về mặt bản tính mà nói, họ hoạt bát hơn, cương nghị hơn tộc định cư.
(Anh) Herbert J. Wells “Thế giới sử cương”

Chương 35

Viêm Đế họ Khương… Họ Khương là một chi của tộc Khương - Tây Nhung, tộc du mục đầu tiên từ phía tây tiến vào miền trung.
Phạm Văn Lan “Trung Quốc thông sử giản biên. Đệ nhất biên”

Tây Khương… coi chết trận là chuyện hay, chết bệnh là chuyện dở. Chịu rét giỏi như cầm thú, phụ nữ không kiêng gió tuyết khi sinh nở. Tính tình cương nghị mà dũng mãnh do được hấp thụ hành kim của phương Tây.
“Hậu Hán thư. Tây Khương liệt truyện”


----------------o0o----------------
T-sư-b thói Cốpbết Hồnnhiên 
----------------o0o----------------
240x320 Java PhoneAHTTCSLESLLai lángNgẫnTrích rút

No comments:

Post a Comment